Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng trong chăn nuôi
+ Nhà trại ở trạng thái kín 100%
+ Một đầu đặt hệ thống quạt hút
+ Một đầu đặt hệ thống các tấm làm mát được làm ướt bằng bơm nước
+ Khi quạt hút hoạt động, không khí trong chuồng được rút ra và không khí mới được tràn vào thông qua các tấm làm mát
+ Không khí qua tấm làm mát được làm ướt sẽ trở thành không khí lạnh
+ Không khí sẽ di chuyển từ đầu đến cuối nhà tạo ra môi trường mát mẻ
Với khí hậu nóng bức của Việt Nam thì chuồng trại chăn nuôi gia súc thì thật là khó chịu.
Giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay là lắp đặt hệ thống phun sương làm mát cho chuồng trại.
Tiêu thụ điện năng ít và không gây ra nhiều tiếng ồn, máy chạy êm. Hệ thống phun sương sẽ làm dịu mát không gian thư giãn trong khu trang trại của bạn, mang đến một bầu không khí mát mẻ cho việc làm việc của bạn và độ mát cho gia cầm, gia súc trong trang trại để có sức khỏe tốt nhất.
Ưu điểm của hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng cho gia súc
◊ Dễ lắp đặt và giá thành thấp
◊ Tiêu thụ ít nước – Khoảng 2 lít/h
◊ Tiêu thụ điện năng ít – Khoảng 50W/h.
◊ Giảm nhiệt so với nhiệt độ ngoài trời khoảng 10°C (25° F).
◊ Sử dụng lâu và tiêu chuẩn an toàn cao
◊ Trở thành nơi trú nóng tốt nhất
Nên có hệ thống giàn phun mưa cả trên mái chuồng và trực tiếp trong chuồng cho vật nuôi.
Hệ thống gian phun tốt nhất lắp hệ thống tự động để đảm bảo chất lượng giàn phun cũng như lượng nước phun trong chuồng, đảm bảo cân bằng về nhiệt cho con vật. Những nơi chưa có điều kiện lắp giàn phun có thể dùng các liếp che (tốt nhất bằng các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, không nên dùng chất liệu bằng tôn, phibro xi măng). Kinh nghiệm ở nhiều nơi dùng các cây dây leo như bìm bìm, mướp, nhót, sắn dây … cho leo trên mái làm mát tự nhiên là rất tốt.
Hệ thống quạt thông gió, những chuồng nuôi kín (ở lợn, gia cầm) cần chú ý kiểm tra điện hàng ngày không để mất điện hoặc trục trặc kỹ thuật từng khu vực trong chuồng nuôi.
Mục đích của việc lưu thông không khí
+ Cung cấp đủ lượng oxy cho vật nuôi
+ Phân phối không khí đồng đều trong trại
+ Điều khiển nhiệt độ theo ý muốn
+ Loại thải NH3, CO2 và bụi bẩn ra ngoài
Tác dụng của việc lưu thông không khí với vật nuôi
+ Giúp cho vật nuôi trong điều kiện thoải mái nhất, giảm stress
+ Giảm tỉ lệ hao hụt do bệnh tật
+ Tăng hiệu quả chăn nuôi
+ Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho phù hợp với từng loại vật nuôi
+ Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho phù hợp với từng tuổi và trọng lượng vật nuôi
Tiêu chuẩn chất lượng không khí cho gia cầm
+ Nhiệt độ tùy theo độ tuổi
+ Ẩm độ trong khoảng 50-70%
+ Hàm lượng oxy lớn hơn 19,6%
+ Nồng độ NH3 không quá 10ppm
+ Nồng độ CO2 không quá 0,3%
+ Hàm lượng bụi không quá 10mg/m3
Tiêu chuẩn chất lượng không khí cho gia súc
+ Nhiệt độ tùy theo trọng lượng
+ Ẩm độ trong khoảng 60-80%
+ Nồng độ NH3 không quá 10-20 ppm
+ Nồng độ CO2 không quá 0,2-0,3%
Đặc điểm mô hình cũ
+ Hiệu quả thấp
+ Mật độ nuôi ít
+ Giá thành đầu tư cao
+ Khó quản lý về mặt môi trường
+ Rủi ro, hao hụt cao
+ Sử dụng nhiều công nhân
MÔ HÌNH HIỆN NAY
Đặc điểm mô hình mới
+ Hiệu quả cao
+ Mật độ nuôi được nhiều hơn
+ Giá thành đầu tư thấp
+ Dễ quản lý về mặt môi trường
+ Hạn chế rủi ro, giảm hao hụt
+ Sử dụng ít công nhân
+ Tăng vòng quay sản xuất
Heo nái mang thai
+ Hệ thống lạnh làm ổn định sự rụng trứng của heo nái
+ Hệ thống lạnh sẽ làm ổn định bào thai, đặc biệt trong 30 ngày đầu
+ Hệ thống lạnh sẽ làm giảm số heo con chết trước khi sinh
Heo nái đẻ
+ Heo nái ăn nhiều hơn, làm cho số lượng và chất lượng sữa tăng
+ Heo nái ăn nhiều hơn, sẽ làm ổn định thể trạng, ổn định quá trình lên giống sau cai sữa
+ Thời gian đẻ không bị kéo dài
Heo thịt
+ Giảm tỉ lệ hao hụt
+ FCR tốt hơn
+ Giảm chi phí thuốc
+ Rút ngắn thời gian nuôi
Gà thịt
+ Giảm tỉ lệ hao hụt
+ FCR tốt hơn
+ Giảm chi phí thuốc
+ Rút ngắn thời gian nuôi
Gà đẻ
+ Tăng tỉ lệ đẻ bình quân
+ Tăng trọng lượng trứng
+ FCR tốt hơn
+ Giảm chi phí thuốc
+ Giảm tỉ lệ loại thải
+ Giảm bớt nhận công